A. Nguyên
lý gạch âm dương:
Gạch có kết cấu một phần lõm và một phần lồi.
Phần lõm hình bán nguyệt, gọi là máng gạch, chạy dọc theo suốt chiều dài của
viên gạch. Phía mặt đối diện của viên gạch có phần lồi hình bán nguyệt, gọi là
sống gạch. Trong máng gạch có các vạch chỉ mức vữa, giúp xác định được lượng
vữa cần thiết. Trên sống gạch có các rãnh nhỏ giúp tăng khả năng liên kết các
viên gạch với nhau nên không cần sử dụng nhiều vữa để xây. Máng gạch, sống gạch
cùng với vữa xây có tác dụng liên kết chặt chẽ các viên gạch trong bức tường
với nhau. Hơn thế, hai mặt bên của viên gạch cũng được tạo các rãnh nhỏ giúp
tăng khả năng kết dính của vữa trát tường và tạo thành các “rãnh công nghệ” để
lắp đặt các thiết bị âm tường như cáp điện, ống nước, v.v
B. Quy
trình sản xuất:
Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy
định từ trại chứa được xúc đổ vào thùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế.
Công đoạn sơ chế lần lượt gồm: Tiếp liệu —>
Tách đá —> Nghiền thô —> Nghiền tinh. Sau khi sơ chế, nguyên liệu đất sét
được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để trộn với than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần
thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản
phẩm gạch mộc (gạch chưa nung). Sản phẩm gạch mộc
sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi để phơi tự nhiên hoặc
sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến
khi sản phẩm đạt độ khô thích hợp. Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối
với lò nung tuynel) xông – sấy trong lò nung trong một khoản thời gian nhất
định, sau đó chuyển sang lò nung để nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản
phẩm được làm nguội ngay trong lò cho ra thành phẩm. Sản phẩm sau khi nung được
đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa thành phẩm. Tiêu chuẩn đạt được:
TCVN