Mời tham dự hội thảo giới thiệu "Quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ sâm"

Theo quyết định 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng 2045, Công ty TNHH Thực phẩm Pháp Việt đã nghiên cứu quy trình sản xuất các sản phẩm từ nhiều loại sâm (Sâm ngọc linh, sâm dây, sâm cao, sâm bố chính… ) đa dạng hóa sản phẩm, từng bước đưa Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ các hoạt động Sàn giao dịch Công nghệ năm 2024, Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM tổ chức hội thảo: “Quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ sâm” trong đó Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM là đơn vị thực hiện.
 
 
Theo quyết định 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng 2045 xác định, phát triển Sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, đưa Sâm Việt Nam thành sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y  dược, chăm sóc sức khỏe; đa dạng hóa sản phẩm, từng bước đưa Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới gắn với bảo hộ thương hiệu Sâm Việt Nam. Công ty TNHH Thực phẩm Pháp Việt đã nghiên cứu quy trình sản xuất các sản phẩm từ nhiều loại sâm (Sâm ngọc linh, sâm dây, sâm cao, sâm bố chính… ) bao gồm:
1. Cao và bột sâm hòa tan: Quy trình sử dụng thiết bị chiết xuất chân không PVF kết hợp công nghệ lọc nano và cô đặc chân không để cho ra sản phẩm cao sâm. Từ sản phẩm cô đặc tiếp tục qua các giai đoạn chế biến thành bột sâm hòa tan.
2. Nước giải khát: Từ nguyên liệu sâm thu được qua các bước trích ly; phối chế, đóng chai, thanh trùng và làm nguội. Kết quả cho thấy, sản phẩm nước giải khát từ sâm có chất lượng cảm quan tốt về màu sắc, độ trong và hương vị, đồng thời giữ được các hoạt chất tốt cho sức khỏe.
3. Mứt: Sâm thu được qua sơ chế bằng công nghệ ngâm tẩm chân không với đường theo tỷ lệ thích hợp. Công nghệ này giúp đường có khả năng thẩm thấu vào nguyên liệu mạnh, rút ngắn thời gian chế biến so với phương pháp truyền thống. Sản phẩm mứt sâm thu được có trạng thái dẻo, bảo quản trong thời gian dài.
 
Hội thảo mong muốn được chuyển giao công nghệ đến các doanh nghiệp sản xuất  dược phẩm, thực phẩm chức năng… ở quy mô công nghiệp.
 
Thời gian hội thảo: Từ 13h30-16h30, ngày 04/12/2024.
Hình thức: Trực tiếp kết hợp trực tuyến
• Trực tiếp: Tại Sàn Giao dịch Công nghệ TP. HCM - Techmart Daily
  79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
• Trực tuyến: Trên nền tảng ứng dụng Google Meet

Bên cạnh đó, Quý đơn vị có thể xem livestream sự kiện và đặt câu hỏi cho chuyên gia bằng cách truy cập vào chuyên mục Thảo luận công nghệ trên trang Techport.vn hoặc trang Fanpage CESTI (www.facebook.com/CESTI.VN). Vui lòng đăng ký tham dự TẠI ĐÂY hoặc quét mã QR để nhận đường link tham dự và tài liệu hội thảo.
 
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM
Phòng Giao dịch Công nghệ
79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
ĐT: (028) 3521 0735  - Fax: (028) 3829 1957
DĐ: 0939 413 733 (gặp Thùy Vân)
Email: giaodichcongnghe@cesti.gov.vn
Techport.vn

TIN KHÁC

Sử dụng công nghệ sàn giao dịch Techport
Scroll